Bình chữa cháy xách tay CO2
Cấu tạo bình xách tay CO2
Bình chữa cháy CO2 được làm bằng thép đúc, có dạng hình trụ đứng, thường hay được sơn màu đỏ. Trên bình luôn gắn các nhà sản xuất và các thông số kỹ thuật, cách sử dụng bình chữa cháy.
Trong bình và dưới van là ống nhựa cứng dẫn Cacbonic lỏng ra ngoài. Ở trên cụm van có một van an toàn, van làm việc khi áp suất trong bình tăng quá mức quy định van sẽ xả khí ra ngoài đảm bảo an toàn. Loa phun hoặc vòi phun được làm bằng kim loại hay nhựa cứng, cao su và được gắn với khớp nối bộ van qua một ống thép cứng hoặc ống xifong mềm.

Khu vực nên trang bị bình xách tay CO2
Với tính năng dập tắt đám cháy mới phát sinh và có thể chữa cháy được các lớp đám cháy chất rắn, chất lỏng và hiệu quả cao đối với đám cháy thiết bị điện, CO2 thường được trang bị ở nhiều nơi như khu vực nhà hàng, khách sạn, nhà xưởng, kho bãi, hầm giữ xe,…
lưu ý: Không dùng đioxit cacbon để dập các đám cháy than hay kim loại nóng đỏ, vì:
CO2 + C = 2CO
CO2 + M = MO + CO
CO là khí độc và rất dễ nổ.
Cách sử dụng bình chữa cháy xách tay CO2.
- Khi có cháy xảy ra, di chuyển bình tới gần điểm cháy, giật chốt hãm.
- Chọn đầu hướng ngọn lửa, hướng loa phun vào càng gần gốc lửa càng tốt.
- Bóp (hay vặn) van để khí tự phun ra dập lửa.
(Tham khảo thêm chi tiết về hướng dẫn sử dụng bình chữa cháy xách tay chữa cháy hiệu quả.)
Cách bảo quản, bảo dưỡng bình chữa cháy CO2.
- Phải kiểm tra bình chữa cháy theo định kỳ mỗi tháng một lần. Kiểm tra vị trí đã đặt bình đúng chỗ quy định, với tiêu chí “dễ thấy, dễ lấy” để việc sử dụng bình thuận tiện hơn, bình phải còn niêm phong, còn đủ chất theo quy định. Vỏ bình phải còn mới, không bị gỉ sét, ăn mòn, kiểm tra loa phun và cò bóp
- Sau khi sử dụng cần phải nạp sạc bình chữa cháy nếu cần thiết phải tháo ra và kiểm tra tình trạng bên trong bình nhằm đảm bảo chất lượng của bình luôn trong tư thế sẵn sàng để dập tắt lửa khi có hỏa hoạn hiệu quả theo định ký sau:
- Đối với bình mới: 12 tháng một lần
- Đối với bình đã qua sử dụng: 6 tháng một lần